Tân Tiến Group
vi
en it it it vi
Tin tức

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ ĐÚNG KĨ THUẬT NHẤT

Lắp đặt hệ thống điện nhẹ luôn được cải tiến và nâng cấp công nghệ vì mục đích giúp người dùng tiện lợi hơn. Nhưng nếu không phải người trong ngành, chắc hẳn có nhiều người khá lạ lẫm với thuật ngữ này. Vậy hãy cùng Tatico đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Lắp đặt hệ thống điện nhẹ
Lắp đặt hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ là gì ?

Hệ thống điện nhẹ còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage systems). Đây là một thuật ngữ sử dụng trong ngành xây dựng. Nó dùng để chỉ các hệ thống trong một tòa nhà cần điện hoạt động nhưng không phải là một phần của hệ thống điện chính trong tòa nhà. 

Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10-20% của giá trị dự án). Nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) lại quyết định đẳng cấp chất lượng công trình. Bởi vì bản chất điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn phát triển và nâng cấp vì mục đích và tiện nghi cho người sử dụng.

Trong công trình xây dựng, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều chia ra thành 2 phần: phần xây dựng và phần cơ điện. Trong phần cơ điện còn gọi là M&E(viết tắt Mechanical & Engineering) và hệ thống điện nhẹ là phần quan trọng trong hệ thống điện nhẹ đó.

Xem thêm: Giải pháp tổng thể về điện nhẹ của Tatico

Thi công điện nhẹ bao gồm triển khai các hệ thống cơ bản:

  • Hệ thống camera giám sát (camera an ninh khu vực bên ngoài và trong dự án).
  • Hệ thống mạng truyền dẫn (LAN…).
  • Hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ và bên ngoài.
  • Hệ thống âm thanh thông báo, âm thanh công cộng nhằm truyền đạt thông tin khi phát sinh sự cố, quảng cáo, phát nhạc nền…
  • Hệ thống kiểm soát vào ra (kết hợp chấm công tại các tòa nhà văn phòng, nhà máy, khu vực làm việc). Hệ thống này có thể lắp đặt tại nhiều khu vực như cổng chính, cổng phụ, thang máy…
  • Hệ thống báo cháy, báo đột nhập tự động giúp tăng cường an ninh cho các công trình.
Hệ thống điện nhẹ là gì
Hệ thống điện nhẹ là gì

Các tiêu chuẩn khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ

Tiêu chuẩn chất lượng các thiết bị và độ an toàn hệ thống

Trong số tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống điện nhẹ hiện nay, chúng ta không thể không nhắc tới quy chuẩn đánh giá về chất lượng của các thiết bị. Nó được lắp đặt trong hệ thống và độ an toàn hệ thống điện nhẹ.

Thực tiễn việc đánh giá các quy chuẩn này căn cứ theo bộ quy chuẩn TCVN 3256 của Bộ Xây Dựng ban hành. Thông qua bộ quy chuẩn này một hệ thống điện nhẹ đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như độ an toàn cần được đảm bảo một số những yếu tố sau:

Trước khi bước vào thi công 2 bên thực hiện hợp đồng đã cùng nhau thảo luận và đưa ra phương án thiết kế, lắp đặt hệ thống phù hợp. 

Điều đó có nghĩa rằng, tất cả thiết bị lắp đặt, vật tư và phương tiện trong hệ thống điện nhẹ phải được tuân theo phương án thiết kế. Lắp đặt đề ra trước đó và được sự chấp thuận của 2 bên thực hiện hợp đồng.

Tiêu chuẩn cho việc thi công hệ thống điện nhẹ phải được định ra đối với mỗi công trình. Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện nhẹ, việc bố trí thiết bị điện rất quan trọng. 

Bởi nó giúp tổng hòa toàn bộ cấu trúc hệ thống. Khi đó chức năng chuyên biệt mỗi thiết bị sẽ không có sự chồng chéo thiết bị gây mất mỹ quan công trình.

Một tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống điện nhẹ tiếp theo quy chuẩn đó là việc đảm bảo sự an toàn tối đa trong khâu tiến hành lắp đặt. Đồng thời, việc lắp đặt phải kết hợp các loại vật dụng có tính tương thích với nhau.

Tiêu chuẩn tính thẩm mỹ đối với công trình

Bên cạnh tiêu chuẩn về mặt chất lượng và độ an toàn, một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với việc lắp đặt là những tiêu chuẩn thẩm mỹ. Đối với bố cục lắp đặt các thiết bị trong không gian tòa nhà hay văn phòng.

Điều này thực sự quan trọng vì hệ thống điện nhẹ có chức năng cung cấp đến cho người dùng những tiện ích công nghệ hiện đại. Ví dụ như truyền hình số, điện thoại thông minh tích hợp tính năng, hệ thống mạng internet, thiết bị trong hệ thống camera an ninh….

Các tiêu chuẩn khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ
Các tiêu chuẩn khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống điện nhẹ chi tiết

Lắp đặt điện âm tường

  • Định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường theo như bảng vẽ. Sau đó dùng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí định trước.
  • Lắp đặt ống điện, đóng lưới tường đường đã cắt nhằm đề phòng bị nứt tường về sau. Theo đường ống điện lắp trong tường.
  • Nghiệm thu đạt yêu cầu và xây dựng tiến hành trát tường.

Lắp đặt điện âm sàn bê tông

  • Dùng nước sơn làm dấu vị trí hộp nối trung gian trên sàn cốp pha.
  • Đặt hộp nối theo vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp nối lại. Tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho thiết bị. Công việc thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.
  • Nghiệm thu đường ống, hộp nối và đạt yêu cầu tiến hành đổ bê tông sàn.
  • Khi đổ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như bẹp ống, vỡ ống, mất liên kết, …

Lắp đặt hệ thống máng cáp

  • Định vị cao độ, vị trí lắp giá đỡ máng cáp.
  • Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào vị trí đã định vị. Khoảng cách giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.
  • Các vị trí máng cáp xuống tủ dùng nối ren xuống và nối ren lên. Không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí chia ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng. Hãy dùng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng tránh trầy xước cáp điện trong máng cáp.
  • Các máng cáp kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
  • Lắp & chỉnh sửa.

Thông ống điện và kéo dây

  • Xác định số m dây
  • Dùng dây chuyên dụng tiến hành kéo dây theo bản vẽ thiết kế.
  • Dây kéo đánh dấu từng tuyến, theo màu hoặc theo số.

Kiểm tra dây, lắp thiết bị

  • Kiểm tra dây xem có thông mạch, bị chạm chập trong quá trình kéo dây không.
  • Dây kiểm tra an toàn trước tiến hành lắp đặt thiết bị.
  • Sau khi lắp đặt thiết bị hoàn tất kiểm tra vận hành thử.
  • Khắc phục khi có sự cố.

Lắp đặt tủ trung tâm

  • Lắp đặt tủ đúng vị trí theo thiết kế.
  • Cấp nguồn cho tủ
  • Lắp đặt thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.
  • Kiểm tra độ cách điện, dòng rò tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.

Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống

  • Vận hành thiết bị.
  • Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật.
  • Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
  • Nghiệm thu, bàn giao.
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống điện nhẹ chi tiết
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống điện nhẹ chi tiết

Tatico – Nhà thầu lắp đặt hệ thống điện nhẹ uy tín

Điện nhẹ là hệ thống quan trọng trong mỗi công trình với những yêu cầu riêng về thiết kế và thi công. Do đó, chủ đầu tư cần lựa chọn những đơn vị thi công, nhà thầu điện nhẹ chuyên nghiệp.

Tân Tiến với đội ngũ công nhân viên lành nghề nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống điện nhẹ và bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện nhẹ. Chúng tôi sở hữu bộ máy hoạt với quy mô chặt chẽ, làm việc hiệu quả được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.  

Chúng tôi đã không ngừng nỗ lực cố gắng để mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tatico đã không ngừng nỗ lực vươn lên và lớn mạnh, góp phần không nhỏ cho sự phát triển xã hội.

Đối với dịch vụ lắp đặt hệ thống điện nhẹ và tư vấn thiết kế giám sát cơ điện, chúng tôi cam kết sẽ mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cùng trang thiết bị tân tiến đến quý khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, lắp đặt hệ thống điện nhẹ chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những quý khách hàng khó tính nhất.

Tatico - Nhà thầu lắp đặt hệ thống điện nhẹ uy tín
Tatico – Nhà thầu lắp đặt  uy tín

Trong bài viết này, Tatico đã chia sẻ đầy đủ hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống điện nhẹ. Việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cao cấp. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên hành trình đảm bảo rằng hệ thống điện nhẹ hoạt động một cách suôn sẻ và hiệu quả.

 

Vui lòng để lại thông tin, TATICO sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!